Kế Toán Trưởng Là Ai Trong Doanh Nghiệp?
Cách một số kế toán trưởng phá vỡ những thói quen cũ để kiến tạo và phát triển vượt trội “
Học hỏi là điều duy nhất mà trí tuệ không bao giờ mệt mỏi. Không bao giờ sợ hãi và không bao giờ nuối tiếc.
Đôi lúc chúng ta cảm thấy mình thật bế tắc. Chúng ta muốn thay đổi sự nghiệp nhưng tất cả chỉ như “muối bỏ bể”. Thật may là điều đó không đúng. Nếu như bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì cuốn sách này là một xuất phát điểm tuyệt vời.
Trong cuốn sách này tác giả không chỉ giải thích những gì bạn cần biết mà còn chỉ ra cách làm thế nào để kiến tạo và phát triển vượt trội trong sự nghiệp. Cuốn sách nêu ra các vấn đề quan trọng như xác định rõ mục đích và hành động. Cuốn sách cũng sẽ giúp bạn từng bước nhận ra mục tiêu và khát vọng mà bạn muốn vươn tới. Trong quá trình đó, bạn sẽ hiểu thêm về bản thân mình, bạn đang đứng ở đâu và bạn muốn trở thành ai. Giáo trình không chỉ là sách kế toán thuế mà bạn thường gặp mà nó dành cho những ai đang trên con đường trở thành kế toán trưởng thực thụ.
Hành trình của bạn bắt đầu ngay tại đây, chính lúc này, bạn có thể thay đổi sự nghiệp của mình, phát triển tư duy và trao quyền cho chính mình để tạo ra một tương lai tuyệt vời – Một tương lai tràn đầy tình yêu thương, niềm vui và giàu có. Nếu bạn suy nghĩ, hãy suy nghĩ những điều lớn lao. Nếu bạn sống hãy sống thoải mái.
Làm Thế Nào Để Xây Dựng Phòng Kế Toán Hiệu Quả?
Khi lên kế hoạch xây dựng phòng kế toán bạn sẽ chọn cách nào? Đa số có những cách tổ chức quen thuộc là lựa chọn hình thức sổ sách kế toán nào? Hình thức chứng từ gì? Hạch toán ra sao? Sử dụng công cụ phần mềm nào hiệu quả dễ quản lý số liệu? Chế độ kế toán hiện hành, các quy định tín dụng ngân hàng, luật thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế có hiệu lực.
Những cách tổ chức trên là một cách quen thuộc khi Kế toán trưởng tổ chức công tác kế toán trong phòng ban mình.
Nhưng hôm nay tôi sẽ chia sẽ với bạn cách tổ chức phòng ban của mình để kế toán trưởng, có thể thiết lập một bộ quy trình chuẩn nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ của DN, chi tiết đến từng giao dịch có thể phát sinh.
Các Gợi Ý Để Thiết Lập Công Tác Kế Toán Trong Doanh Nghiệp:
1. Nắm được hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, các yêu cầu quản lý từ ban giám đốc. Từ đó thảo luận với các phòng ban liên quan như phòng mua hàng, bán hàng, hành chính nhân sự…Để ghi nhận các giao dịch, những khó khăn cần hỗ trợ và những yều cầu giao dịch sao cho khi vận hành việc tổ chức công tác kế toán không làm cản trở công việc của các phòng ban.
2. Ước tính khối lượng công việc của kế toán từ các giao dịch mua vào, bán ra, giao dịch nội bộ…Để tính toán số nhân sự kế toán hiện cần có.
3. Hoạch định sơ bộ các vị trí kế toán trong 3 – 5 năm dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp theo quy mô và khối lượng công việc phát sinh cần hoàn thành.
4. Viết bản mô tả công việc cho từng vị trí.
5. Vẽ lưu đồ nghiệp vụ phục vụ cho quá trình kiểm soát.
6. Cùng với ban giám đốc và các phòng ban để chốt các chỉ tiêu định mức, quy chế:
• Công tác phí, ăn ca, ăn trưa, đồng phục, chi ngày lễ…
• Định mức và hình thức tạm ứng lương, công tác phí, mua sắm…
• Công nợ phải thu, phải trả, tồn kho tối thiểu, tồn kho tối đa.
• Định mức chi phí phục vụ hoạt động gắn với kế hoạch tài chính và dòng tiền.
• Dựa vào bảng tổng hợp các định mức ở các quy trình mua hàng, bán hàng, lương và các khoản trích theo lương, thiết lập thành các quy chế: Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng, quy chế chi trả…
7. Soạn thảo quy định, quy trình và quy chuẩn tổ chức công tác kế toán.
8. Vẽ sơ đồ tổ chức và nghiệp vụ của phòng ban gắn với bản mô tả công việc và KPI.
9. Tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự.
10. Lựa chọn và cài đặt phần mềm kế toán, thiết lập bảng tính excel dạng mẫu.
11. Vận hành và đánh giá hiệu quả cũng như các điểm cần điều chỉnh theo từng giai đoạn.
Đây là một công việc khó thực hiện, đòi hỏi quyết tâm cao của lãnh đạo và phòng kế toán cùng các phòng ban liên quan. Chúng ta không thể thay đổi được hướng gió, nhưng chúng ta có thể điều chỉnh cánh buồm để đến được nơi đã định. Cách trở thành kế toán trưởng giỏi được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm đã thực sự thay đổi.
“Phong Cách Quản Lý Của Kế Toán Trưởng”
Là một người đứng đầu phòng ban, đôi lúc, bạn phải lựa chọn, một bên là uy thế, “hình ảnh của chính mình”, bên kia là hiệu quả của tổ chức. Nếu là một nhà quản lý có trách nhiệm với tổ chức, đôi lúc, bạn phải hy sinh cái trước để được cái sau.
Phong cách quản lý “của tôi”, chỉ có 3 dòng để chia sẻ cùng các bạn.
1. Chọn “kết quả” hơn là “quyền lực”
Nhà quản lý phải biết chia sẻ quyền lực, giảm bớt quyền hành, trao quyền, phân quyền, ủy quyền để giúp tổ chức vận hành hiệu quả. Thực tế, tôi luôn làm vậy, tuy đôi lúc tôi bị “mất uy” trước nhân viên vì không quyết định được những chuyện đã phân quyền. Tôi không lấy làm buồn về điều đó mà lại cảm thấy vui vì khi không có mình, việc đó vẫn “chạy êm” vì đã có người khác chịu trách nhiệm và toàn quyền quyết định.
2. Chọn lòng tin hơn là sự yêu mến
Tôi không cần tất cả nhân viên phải yêu mến tôi, vì để được vậy, tôi sẽ phải chiều chuộng, dễ dãi với tất cả mọi người. Làm vậy, tôi khó duy trì kỷ luật, nguyên tắc làm việc và sự nghiêm túc cần thiết trong công việc. Cái tôi cần là lòng tin, sự tin cậy. Nhân viên, dù không có người thích tôi, nhưng họ vẫn luôn có một niềm tin tôi là người chính trực, có trách nhiệm, và là người sẽ đưa tổ chức đi lên. Họ tin công ty sẽ phát triển và chế độ lương, thưởng, phúc lợi của họ cũng sẽ tốt lên. Có niềm tin là có động lực. Ai chẳng muốn làm việc cho một tổ chức có tương lai?
3. Chọn quyết định sạch và kịp thời hơn là không có sai sót
Là nhà quản lý, bạn phải ra quyết định. Quyết định không phải lúc nào cũng đúng. Tôi chấp nhận rủi ro, và tôi chọn những quyết định sạch (không tư lợi) và chọn những quyết định sạch (không tư lợi) và kịp thời (không chậm trễ), không thể cứ chờ cho nó hoàn hảo 100% rồi mới quyết.
Đây là phương châm của tôi:
• Quyết định tốt nhất là quyết định đúng
• Quyết định tốt thứ nhì là một “quyết định sai”
• Quyết định tồi nhất là không dám quyết định gì cả